Bạn gì ơi ! Bạn chưa đăng ký tài khoản kia !!!. Đăng ký ngay!

Thông tin bài đăng

Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp

Đăng tại chuyên mục Trường THPT Nguyễn Hữu Quang

Mã tin: 1405

Anonymous
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm
Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp
Nhằm thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, ý chí hăng say khởi nghiệp trong toàn thể sinh viên Duy Tân, chiều ngày 24/01/2019, Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân đã tổ chức buổi gặp gỡ, mang cơ hội cho các bạn sinh viên cùng lắng nghe những chia sẻ về tinh thần khởi nghiệp từ Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường.

Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp 25-1-2019-16-32-59-63
Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ chia sẻ về tinh thần khởi nghiệp

Buổi trò chuyện không chỉ là lời tâm sự, sẻ chia, nhắn nhủ mà còn chứa đựng biết bao tâm huyết, tình cảm của thầy Lê Công Cơ gửi gắm đến tất cả các thế hệ sinh viên Đại học Duy Tân. Cả khán phòng lắng lại với câu chuyện khởi nghiệp của thầy trong những tháng năm gian khổ nhất của cuộc đời.

“Năm 6 tuổi, tôi chỉ là một đứa bé đi ở đợ. Năm 13 tuổi, tôi vô Sài Gòn đi đánh giày, gánh nước thuê, bán báo và làm đủ nghề để kiếm sống. Tất cả những điều đó đã hun đúc cho tôi một nghị lực kiên cường. Tôi không thể bỏ cuộc, phải chịu đựng, phải học, chỉ có học mới là con đường duy nhất để thay đổi cuộc đời mình. Và đến năm 18 tuổi, tôi bước vào ngành giáo dục ở bậc trung học. Tuy nhiên chưa tròn 4 năm làm giáo viên, 22 tuổi nghe theo tiếng gọi của kháng chiến, tôi tham gia hoạt động cách mạng. Lúc đó, tôi thầm mong hòa bình lập lại, nếu còn sống sót trở về, sẽ tiếp tục công việc của một nhà giáo. Trong tôi ‘nung nấu’ ý chí khởi nghiệp về một ngôi trường hiện đại với những chương trình đào tạo tiên tiến. Trải qua những tháng ngày ‘dạn dày sương gió’, tích lũy mọi kỹ năng, kiến thức, tôi đã dựng xây nên ngôi trường Đại học Duy Tân như ngày nay.” - Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ chia sẻ.
Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp 25-1-2019-16-34-47-13
Sinh viên Duy Tân lắng nghe tâm tư của Thầy

Các bạn sinh viên thực sự bị lôi cuốn bởi câu chuyện gần gũi và chân thực được đúc kết từ chính cuộc đời của thầy. Những năm tháng chiến tranh gian khổ qua đi, bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng và một khối óc sáng tạo. Quả thực, con đường khởi nghiệp của thầy là cả một quá trình nỗ lực cùng nghị lực kiên cường và ý chí vươn lên. Thế nhưng theo thầy, chỉ có mỗi nghị lực thôi thì chưa đủ, cần phải có một trình độ kiến thức nhất định để hình thành những ý tưởng sáng tạo và biến nó thành sản phẩm phù hợp với thị trường và nhu cầu xã hội đang đặt ra. Thầy dặn dò: “Các em phải có niềm say mê và quyết tâm trong học tập. Ban đầu, hãy hình thành các nhóm khởi nghiệp ít nhất từ 3 người, có thể cùng ngành, khác ngành nhưng phải cùng chung chí hướng, có năng lực và cá tính khác nhau. Các em nên tìm tòi, suy nghĩ và đưa ra những ý tưởng phong phú. Đừng sợ trùng lặp, đừng sợ họ đã làm rồi, cứ sáng tạo và làm tốt hơn họ. Bởi cuộc đời là một dòng chảy không ngừng, có lúc nó chảy xiết, lúc thong dong chậm rãi và cũng có lúc trong, lúc đục. Cuộc đời là vậy. Thường những người thành công trong xã hội phần lớn phải trải qua nhiều vấp ngã trên đường đời để đi tới.”

Những lời tâm sự, chia sẻ của thầy Cơ đã truyền tải những thông điệp ý nghĩa để “trao tặng” kinh nghiệm và “chắp cánh” cho giấc mơ khởi nghiệp của sinh viên Duy Tân. Và cũng trong khuôn khổ của buổi gặp mặt và trò chuyện, Ban Tổ chức đã trao Giấy chứng nhận dành cho các nhóm sinh viên có dự án khởi nghiệp đạt giải Nhất, Nhì và Ba tại Cuộc thi “Hult Prize at DTU 2019”. Với tinh thần đoàn kết, ham học hỏi cùng sự truyền thụ kinh nghiệm và kỹ năng quý báu từ thầy cô, hy vọng sinh viên Duy Tân sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường khởi nghiệp phía trước.

(Truyền Thông)
https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=4379&pid=2064&page=0&lang=vi-VN

2019-01-26, 19:15#1
Anonymous
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm
Người trẻ ấn tượng phim 'Không chiến Việt Nam'
Một trailer phim ngắn về lịch sử Việt đang thu hút hơn 700.000 lượt view và hàng ngàn bình luận (đa số là của người trẻ) khi vừa ra mắt, đó là trailer Những cánh én đầu tiên, thuộc series phim sử Việt Không chiến Việt Nam.
Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp Phimngan_vdyy
Những hình ảnh trong phim ngắn lịch sử "Những cánh én đầu tiên"
Không chiến Việt Nam là dự án phim về đề tài lịch sử do Xưởng phim Én Bạc - Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) thực hiện. Và Những cánh én đầu tiên là tập phim đầu tiên trong series đó. Phim có thời lượng khoảng 35 phút, chủ yếu tái hiện hình ảnh cuộc giao tranh đầu tiên của biên đội máy bay thuộc Trung đoàn Sao đỏ (Không quân nhân dân VN) với không lực Mỹ...

“Ngày 3.4.1965, Mỹ tiến hành chiến dịch Sấm rền nhằm đánh phá các mục tiêu giao thông quan trọng, cắt đứt đường vận chuyển, tiếp viện từ miền Bắc vào miền Nam VN. Một trong những mục tiêu đánh phá quan trọng nhất mà Mỹ nhắm tới là cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa. Tại đây, Không quân VN đã có trận đánh trên không đầu tiên với lực lượng không quân Mỹ”. Những cánh én đầu tiên đã bắt đầu như vậy.
Đầy xúc cảm với biên đội “én bạc”

Phim ngắn tái hiện bối cảnh nhóm các phi công trẻ trên những chiếc MiG17, hay còn gọi là “Én Bạc” giao tranh với đối thủ vượt xa mình cả về mặt số lượng lẫn kỹ thuật, khí tài là F100 và F105 của Mỹ. Biên đội MiG17 đã biến điểm yếu thành yếu điểm, bằng cách tận dụng khả năng cơ động của MiG17, tốt hơn so với đối thủ khi ở vận tốc thấp, dùng súng đại bác 23 mm và 37 mm ở cự ly gần và dùng chiến thuật đánh du kích... Những người tiên phong của lực lượng Không quân nhân dân VN và những chiếc “Én Bạc” của họ đã thành công trong trận giáp mặt với máy bay Mỹ, thế nhưng chiến thắng này đã phải trả bằng cái giá đắt...
Chia sẻ về Những cánh én đầu tiên, Nguyễn Văn Trường Sơn, Trưởng dự án Không chiến Việt Nam, cho biết: “Không phải là loại phim có kết cấu nhân vật, kịch tính, cũng không phải là thể loại phim được xây dựng theo bố cục, nhưng từ những hình ảnh về trận chiến, những chia sẻ của người trong cuộc là thế hệ phi công một thời, chúng tôi muốn tìm cách truyền cảm hứng về thể loại phim lịch sử đến các bạn trẻ”.
Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp Phimngan1_qzfl
Phim có hai mảng, thứ nhất là bản phim hành động ngắn tái hiện một cách sinh động trận đánh bảo vệ cầu Hàm Rồng của Không quân VN năm 1965 dưới góc nhìn điện ảnh. Đó là hình ảnh chiến đấu của Biên đội Trần Hanh gồm 4 chiếc tiêm kích MiG17 do các phi công Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Minh Huân và Trần Nguyên Năm cầm lái. Sau trận đánh, chỉ một mình phi công Trần Hanh sống sót, cũng chính là người bắn rơi máy bay Mỹ và tìm mọi cách bảo toàn chiếc MiG17 của mình bằng cách hạ cánh bằng bụng xuống mặt ruộng... Mảng thứ hai được chính những nhân chứng một thời chia sẻ đầy cảm xúc, đầy chân thực, trên nền hình ảnh tái hiện để thấy tính ác liệt của trận giao tranh. “Chúng tôi chọn cách thể hiện phim tài liệu lịch sử dùng kỹ xảo hiện đại, hình ảnh hấp dẫn để thu hút các bạn trẻ. Hình ảnh, âm thanh chân thực sẽ tạo cảm xúc thay cho những đoạn số liệu lịch sử khô khan. Ẩn đằng sau hình ảnh trận chiến là lòng quả cảm của phi công MiG17...”, tiến sĩ Lê Nguyên Bảo, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, Chủ nhiệm dự án phim tài liệu Không chiến Việt Nam, cho biết.
Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp Phimngan2_kphk
Chân dung 4 phi công lái Biên đội máy bay tiêm kích MiG17 bảo vệ cầu Hàm Rồng
Ấn tượng từ trailer
Trailer 2’27’’ của phim ngắn được ra mắt với hình ảnh biên đội MiG17 của VN cất cánh, dàn trận trước sự áp đảo của không lực Mỹ, với những đợt cắt bom xuống cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) phô trương thanh thế của đối phương và chiến lược ứng phó khôn ngoan của những chiếc MiG17, lòng quả cảm của thế hệ phi công Việt đầu tiên. Ngay khi vừa ra mắt, trailer Những cánh én đầu tiên đã có hơn 700.000 lượt view, gần 16.000 lượt chia sẻ. Đặc biệt là gần 3.000 lượt bình luận như: “Nên làm những phim như thế này mà chiếu rạp, để cho thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử nước ta”, “Hình ảnh, kỹ xảo đẹp, hào hùng. Cứ làm phim lịch sử dạng này rồi chiếu cho học sinh xem thì đảm bảo lứa trẻ yêu lịch sử ngay”, “Nhìn MiG17 cất cánh thấy đầy cảm xúc và nổi da gà...”, “Rất hào hứng chờ ngày phim ra rạp. Tự hào quá VN ơi”, “Xem trailer thôi mà tự dưng rơi nước mắt...”...
Trò chuyện với Sinh viên Duy Tân về Tinh thần Khởi nghiệp Phimngan3_nbll
Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo cho biết đằng sau lưng dự án Không chiến Việt Nam là một ê kíp làm phim theo xu hướng VFX (kỹ xảo) với gần 20 thành viên của Xưởng phim Én Bạc (Trường ĐH Duy Tân), xưởng phim được Cục Điện ảnh VN cấp phép hoạt động từ năm 2014. Đó là những bạn trẻ luôn đau đáu với thể loại phim lịch sử Việt được thể hiện một cách hiện đại, hấp dẫn, chân thực..
https://thanhnien.vn/gioi-tre/nguoi-tre-an-tuong-phim-khong-chien-viet-nam-1039850.html

2019-01-27, 15:49#2
Đăng ký tài khoản để trả lời bài viết bạn nhé. Đăng ký ngay!
Quyền hạn của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viết