Bạn gì ơi ! Bạn chưa đăng ký tài khoản kia !!!. Đăng ký ngay!

Thông tin bài đăng

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1972

Đăng tại chuyên mục Trường THPT Nguyễn Hữu Quang

Mã tin: 1308

Anonymous
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm
Theo công bố của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2015 là Nguyễn Văn Hiếu - giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sinh năm 1972. Tân phó giáo sư trẻ tuổi nhất đợt này là nhà giáo Hồ Khắc Hiếu, sinh năm 1984, ĐH dân lập Duy Tân.
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015. Theo thống kê, trong 522 nhà giáo vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2015 thì tỉ lệ giảng viên đại học chiếm tuyệt đại đa số. Cụ thể, tỷ lệ giảng viên trực tiếp chiếm 82,37%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là 17,62%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là cán bộ quản lý chiếm 4,21%. Số lượng nhà giáo nữ chiếm gần 25%, có 5 ứng viên là người dân tộc thiểu số. So với năm trước, các chỉ số này đều tăng.
Tỉ lệ GS, PGS ở TPHCM và các tỉnh thành khác đều tăng lên. Cụ thể. Số lượng nhà giáo được công nhận đạt chuẩn GS, PGS năm 2015 khu vực TPHCM chiếm 18%, các tỉnh thành khác chiếm 19%, còn lại là ở Hà Nội. Số GS, PGS từ 50 tuổi trở xuống chiếm gần 62%, từ 40 tuổi trở xuống chiếm hơn 23%.
Độ tuổi trung bình của 522 tân giáo sư, phó giáo sư là 48 tuổi (năm trước là 49 tuổi). Độ tuổi trung bình của 52 tân giáo sư là 56,87 tuổi (năm trước là 58 tuổi), của 470 tân phó giáo sư là 46,64 tuổi (năm trước là 48 tuổi). Như vậy, trong những năm trở lại đây đội ngũ giáo sư, phó giáo sư mới ngày càng được trẻ hóa.
GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết: Trình độ ngoại ngữ của các ứng viên năm nay cũng tốt hơn nhiều, có người nói được 2, 3 ngoại ngữ. Đặc biệt, số ứng viên bảo vệ tiến sĩ ở nước ngoài theo các Đề án 322, Đề án 911 là những người trẻ, giỏi, có nhiều công bố quốc tế, ngoại ngữ tốt, có tác phong khoa học. Ứng viên các lĩnh vực Khoa học công nghệ, Y học có nhiều công bố quốc tế. Có người có 50 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học uy tín.
Theo danh sách công bố, giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2015 là Nguyễn Văn Hiếu - giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sinh năm 1972. Lĩnh vực Y học có nhiều tân GS nhất với 9 người, kế tiếp đến là Khoa học An ninh với 6 người, Nông nghiệp 4 người…Thượng tướng Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an cũng được phong chức danh giáo sư đợt này.

Trong 470 tân phó giáo sư thì người trẻ tuổi nhất đợt này là nhà giáo Hồ Khắc Hiếu, sinh năm 1984, ngành Vật lý, ĐH dân lập Duy Tân.

Nguyễn Hùng

2015-11-26, 18:52#1
Anonymous
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm
Sinh viên Duy Tân giành vé thi ACM/ICPC châu Á

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1972 Anh-sv-dt_ZMVT
Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1972 Anh-sv-dt_ZMVT
Đội tuyển New Garden và các thí sinh khu vực miền Trung tham gia kỳ thi ACM/ICPC vòng Quốc gia tại ĐH Duy Tân
Xuất sắc vượt qua nhiều tài năng IT trẻ trên toàn quốc, đội tuyển New Garden của Đại học Duy Tân đã đoạt giải nhì tại kỳ thi ACM/ICPC vòng Quốc gia diễn ra hôm 31.10 và trở thành một trong những đội tuyển được kỳ vọng nhất của Việt Nam tham dự kỳ thi ACM/ICPC châu Á được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 24.11 tới đây.
Quyết tâm giành một “vé” tham dự kỳ thi ACM/ICPC châu Á, đội tuyển New Garden đã dành nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo trước khi tranh tài với gần 500 thí sinh thuộc 161 đội tuyển đến từ nhiều trường đại học và cao đẳng trong cả nước. 8 điểm thi tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và Trà Vinh đã có một ngày thi đấu sôi nổi giữa các IT trẻ, trong đó điểm cầu Đà Nẵng đã đón đông đảo các thí sinh khu vực miền Trung đến dự thi tại ĐH Duy Tân.
Với kết quả giải được 5/11 bài trong 723 phút, đội tuyển New Garden đã xuất sắc giành giải nhì cùng với ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Đà Nẵng và ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Đây là một sự bứt phá của sinh viên Duy Tân khi vươn lên đoạt giải nhì đồng hạng cùng đội tuyển Danang Never Over của ĐH Đà Nẵng (xếp sau ĐH Duy Tân do cùng giải được 5/11 bài nhưng chậm hơn sinh viên Duy Tân về mặt thời gian, với tổng thời gian 930 phút) cũng như vượt qua nhiều đội tuyển mạnh đến từ các trường như ĐH Ngoại thương, Học viện An ninh Nhân dân, ĐH Công nghiệp TP.HCM...
Trực tiếp hướng dẫn các đội tuyển IT thi đấu trong nhiều năm qua, thạc sĩ Nguyễn Quốc Long - Giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Duy Tân cho biết: “Thứ hạng tăng nhanh qua từng kỳ thi đã khẳng định năng lực cũng như sự tiến bộ vượt bậc của sinh viên Công nghệ Thông tin Duy Tân. Thành tích đạt được tại kỳ thi ACM/ICPC vòng Quốc gia chính là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực học tập, ôn luyện của các em trong thời gian qua. Với kiến thức thu nhận từ giảng đường Duy Tân, các em có thể hoàn toàn tự tin trước các sân chơi trí tuệ chuyên nghiệp trong nước và trên thế giới”.

Nguyễn Hà

2015-11-26, 18:57#2
Anonymous
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm
Duy Tân có một lợi thế rất lớn là nhà trường rất chăm lo đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên giỏi, nhiệt huyết, nhà trường quan tâm đến vấn đề việc làm của sinh viên, quan hệ rất nhiều doanh nghiệp, tạo điều kiện cho SV ra trường có được việc làm tốt, ổn định.

2015-11-29, 22:35#3
Sponsored content

Đăng ký tài khoản để trả lời bài viết bạn nhé. Đăng ký ngay!
Quyền hạn của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viết