Bạn gì ơi ! Bạn chưa đăng ký tài khoản kia !!!. Đăng ký ngay!

Thông tin bài đăng

[Tuyển Sinh]Những điểm mới về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014

Đăng tại chuyên mục Trường THPT Nguyễn Hữu Quang

Mã tin: 1124

Admin
Admin
Quản Trị Viên
https://truongthpt.forumvi.com
 tongue 



(HQ Online)- Chỉ còn gần 1 tháng nữa Bộ GD-ĐT sẽ chốt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Thời điểm này, điều mà thí sinh (TS) quan tâm nhất chính là những điểm mới trong hai kỳ thi quan trọng này.
[Tuyển Sinh]Những điểm mới về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 3-IMG_5020_640x480
Bộ GD-ĐT cho biết, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ tăng cường sử dụng đề thi dạng mở. Ảnh: D.Ngân

31 trường ĐH, CĐ công bố Đề án tuyển sinh riêng
Điểm mới của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 là TS có quyền được lựa chọn thi cùng với kỳ thi "3 chung" do Bộ GD-ĐT tổ chức, nhưng cũng có thể thi riêng tại các trường tự tổ chức thi. Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, tính đến thời điểm này, đã có 31 trường ĐH, CĐ công bố Đề án tuyển sinh riêng, trong đó có 15 Đề án tuyển sinh khá hoàn thiện. Bộ GD-ĐT sẽ chốt phương án tuyển sinh riêng và chung của các trường trước ngày 10-3-2014.
Thi tốt nghiệp: Giảm môn thi
Sau khi Dự thảo điều chỉnh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy được Bộ GD-ĐT công bố, nhiều ý kiến băn khoăn việc giảm bớt số môn thi tốt nghiệp THPT từ 6 môn hiện nay xuống 4 môn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của các nhà trường hiện nay.
Giải đáp băn khoăn này, ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, Bộ vẫn giữ quan điểm giảm môn thi và trấn an người dân không nên quá lo lắng về vấn đề này. “Theo Nghị quyết của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, hết bậc trung học cơ sở là xong nền tảng phổ thông chung. Trung học phổ thông là đáp ứng yêu cầu phân luồng, phân hóa, chuẩn bị cho học sinh tiếp cận nghề nghiệp, không yêu cầu mọi người học giống nhau. Như vậy giảm môn thi sẽ đáp ứng yêu cầu định hướng tiếp cận nghề nghiệp cho học sinh”, Thứ trưởng Hiển nói.
Một vấn đề khác cũng gây nhiều tranh cãi là việc Bộ dự kiến miễn thi tốt nghiệp cho 20% học sinh. Thứ trưởng Hiển cho biết việc để tỷ lệ chứ không nêu tiêu chí cụ thể là nhằm tránh các tiêu cực có thể xảy ra.
Thừa nhận cách kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa thực sự khách quan, Thứ trưởng Hiển cho rằng nếu đưa ra tiêu chí sẽ dẫn đến việc các trường nới lỏng để tăng số học sinh được miễn thi. Khống chế tỷ lệ, sẽ có sự cạnh tranh, cả học sinh, phụ huynh cùng quan tâm nên sẽ có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn.
“Ngay cả ở miền núi, số học sinh khá giỏi cũng trên 20% nên với tỷ lệ này sẽ chỉ có học sinh khá giỏi được miễn thi chứ không có học sinh yếu kém mà vẫn được miễn thi. Cùng với quá trình chấn chỉnh ý thức, sự trung thực của giáo viên và học sinh, chất lượng kiểm tra đánh giá tăng lên thì tỷ lệ sẽ được điều chỉnh, thậm chí có thể quy định tiêu chí,” Thứ trưởng nói.
Một luồng ý kiến khác đang khá lo lắng về việc Bộ GD-ĐT coi môn ngoại ngữ là môn thi tự chọn. Thứ trưởng Hiển giải thích: Hiện nay, do điều kiện khó khăn khách quan, nên việc dạy học môn ngoại ngữ ở trường phổ thông rất khác nhau giữa các vùng miền. Do vậy, dự thảo đề xuất phương án đưa môn ngoại ngữ là môn thi khuyến khích. Qua các kênh thông tin khác nhau, Bộ nhận được đề xuất đưa môn ngoại ngữ là môn thi tự chọn (để nâng cao vị trí của môn học này và khuyến khích việc dạy và học môn ngoại ngữ).
Lãnh đạo ngành giáo dục cũng thẳng thắn thừa nhận trên thực tế học sinh học ngoại ngữ, thi ngoại ngữ nhưng không sử dụng được. Có nhiều lý do như chương trình sách giáo khoa không đảm bảo, không có chuẩn; giáo viên quen kiểu dạy nặng ngữ pháp, dạy nhưng không nghe nói, trình độ thấp; cách thi và kiểm tra hiện nay là trắc nghiệm, thi cả triệu người trong một lúc, thi để đỗ chứ không phải để sử dụng. Vì thế, nếu coi đây là môn thi bắt buộc thì có thể khuyến khích học để thi nhưng không khuyến khích được việc học để sử dụng.
“Chính giáo viên cũng không nghe, nói, đọc, viết thạo thì làm sao dạy được học sinh? Nếu theo mục đích dạy để học sinh sử dụng được tiếng Anh thì hiện nay cả nước không có nơi nào thực hiện được. Học sinh giỏi chủ yếu do học thêm bên ngoài. Muốn tách giáo viên để dạy nâng cao thì phải có quỹ thời gian, ngắt một giai đoạn ra để đi nhanh hơn”, Thứ trưởng Hiển nói.
Thi đại học: Đề thi mở được sử dụng nhiều
Về đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014, ông Trần Văn Nghĩa- Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục- Bộ GD-ĐT cho biết: Nguyên tắc của việc ra đề thi là không ra đề quá khó, quá phức tạp. TS nên yên tâm tập trung học ôn thật tốt trong chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Theo ông Nghĩa, đề thi ĐH, CĐ năm nay sẽ bám sát chương trình trung học theo từng bộ môn và có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Đề thi cũng bảo đảm thống nhất các ký hiệu, thuật ngữ hiện hành.
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo “3 chung” của năm 2014 sẽ được tiếp tục ra theo hướng tăng cường câu hỏi mở. Ở các môn thi trắc nghiệm sẽ bổ sung, cải tiến hình thức câu hỏi trắc nghiệm để giảm thiểu khả năng đoán mò, “ăn may” của TS.
Ở đề thi tự luận của các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý sẽ tăng cường đề thi mở, hạn chế việc ra các câu hỏi yêu cầu học sinh phải nhớ máy móc các con số và sự kiện. Với các môn khoa học tự nhiên như Toán cũng định hướng tăng cường các câu hỏi nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp của học sinh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, khắc phục tình trạng học sinh giải quyết vấn đề một cách máy móc theo khuôn mẫu có sẵn.
Về việc chấm đề thi mở, ông Nghĩa cho biết: Thông thường trong hướng dẫn chấm đối với các môn khoa học xã hội, ngoài những lưu ý về nguyên tắc chấm thi nói chung, ban đề thi sẽ có những hướng dẫn chấm rất cụ thể. Các năm trước với các môn khoa học xã hội, nhất là môn Ngữ văn, khi đề thi ra theo hướng mở, hướng dẫn chấm lưu ý cán bộ chấm thi chấm tối đa theo thang điểm với những bài viết đủ ý cần thiết, triển khai luận điểm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
"Hướng dẫn chấm cũng khuyến khích những bài viết sáng tạo. Đặc biệt trong quá trình chấm, cán bộ chấm thi sẽ chấp nhận những ý độc đáo, ngoài đáp án nhưng đúng, có căn cứ xác đáng và lý lẽ thuyết phục. Tuy nhiên, cán bộ chấm thi sẽ trừ điểm với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và lỗi chính tả", ông Nghĩa nói.
Minh Châu

2014-02-17, 21:58#1
Đăng ký tài khoản để trả lời bài viết bạn nhé. Đăng ký ngay!
Quyền hạn của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viết