Bạn gì ơi ! Bạn chưa đăng ký tài khoản kia !!!. Đăng ký ngay!

Thông tin bài đăng

BÀI GIẢNG - ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN KHOA ĐIỀM (Cơ Bản)

Đăng tại chuyên mục Trường THPT Nguyễn Hữu Quang

Mã tin: 1056

Thông Báo
Thông Báo
Quản Trị Viên
. Tìm hiểu chung

1. Tiểu dẫn

a. Tác giả: 

- Nguyễn Khoa Điềm: Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Hoà Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế. 

- Quê gốc ở An Cựu, Thuỷ An, Thành phố Huế.

- Ông đựợc tặng Giải thưỏng nhà nước về Văn học và nghệ thuật năm 2000.

b. Tác phẩm: Đoạn trích "Đất nước" từ trường ca"Mặt đường khát vọng".

- Hoàn thành năm (1971) và in lần đầu ở miền Bắc (1974).

II. Đọc hiểu:

1. Đọc.

2. Tìm hiểu đoạn trích:

*Bố cục: đoạn trích chia làm hai phần: 

* Đại ý: thể hiện tư tưởng: Đất Nước này là "Đất nước của Nhân Dân" Từ đó thức tỉnh tuổi trẻ Miền Nam hoà hợp vào cuộc đấu tranh hướng về nhân dân đất nước. 

a. Đất nước của nhân dân: được cảm nhận ở những góc độ khác nhau = >Từ đó nhà thơ thức tỉnh tuổi trẻ hướng về nhân dân đất nước.

-Tác giả nhìn nhận đất nước trên phương dịên của ca dao thần thoại:

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa 
ngày xưa mẹ thưòng hay kể

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn"

=> Đất Nước có từ rất xa - Đất Nước không chỉ bắt nguồn từ đời sống lam lũ, lo toan hàng ngày mà còn bắt nguồn từ đời sống tình cảm:

"Cha mẹ thương nhau 
Và Đất là nơi anh đến trường 
Nước là nơi em tắm mát 
Đất Nước là nơi ta hò hẹn 
Đất Nước là nơi ta đánh rơi chiếc khăn trong buổi nhớ thầm"

=> Tình yêu đôi lúa cũng làm nên gương mặt tinh thần của Đất Nước.

=>Tác giả cảm nhận Đất Nước trên nhiều bình diện, phát hiện nhiều điều mới mẻ. Đất Nước là sự thống nhất hoà hợp của nhiều phương diện văn hoá phong tục truyền thống cả ca dao thần thoại có những chuyện thuộc đời thường hàng ngàycũng có những cái thuộc về vĩnh hằng.Trong đời sống con người có cả cộng đồng,vì thế giọng thơ chuyển từ trữ tình sang chính luận. 

b. Đất Nước của nhân dân đã quy tụ cái nhìn đưa đến những phát hiện mới mẻ, sâu sắc về lịch sử, địa lí:

- Tư tưởng "Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân" đã quy tụ mọi cách nhìn mới mẻ Tác giả đã nhìn nhận về Đất Nước trên các bình diện về địa lí, lịch sử, văn hoá. 

- Những địa danh dòng sông (Cửu Long, Chín Rồng), đến tên núi "Vọng Phu", những tên đất gắn với tên người (Ông Đốc, Ông Đen, Bà Đen, Bà Điểm) đến gò, đầm, bãi, những danh lam thắng cảnh (Hạ Long) đã gắn liền với dân tộc, gắn với cuộc sống con người. Từ đó lời thơ như thăng hoa, đúc kết thành triết lí sâu sắc:

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy 

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

- Tác giả cất lên tiếng gọi: "Em ơi em"

Sau tiếng gọi ấy là sự giãi bày:

Có biết bao người con gái con trai 

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi 
Họ đã sống và chết 
Giản dị và bình tâm
Không ai nớ mặt đặt tên 
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

- Vai trò của nhân dân toả sáng trong sáu câu thơ triết lí. 

- Nhà thơ nhằm mục đích thức tỉnh, lay động về nhận thức của tuổi trẻ miền Nam, cả nước nói chung, của tuổi trẻ các thành phố, đô thị trong vùng tạm chiếm nói riêng

c. Bốn câu kết đoạn
:

"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát thì chèo đò, kéo thuyền vượt thác 
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"

=>Tư tưởng "Đất nước của nhân dân" đã có từ truyền thống chỉ đến văn học hiện đại nó mới được nâng lên thành đỉnh cao vì chỉ khi nào nhân dân thực sự làm chủ đời mình thì mới làm chủ đất nước. 

III. Tổng kết:

- Xem SGK.

2013-08-25, 15:30#1
Admin
Admin
Quản Trị Viên
https://truongthpt.forumvi.com
upppppppppppppppppppppp

2019-11-04, 18:47#2
Đăng ký tài khoản để trả lời bài viết bạn nhé. Đăng ký ngay!
Quyền hạn của bạn
Bạn không có quyền trả lời bài viết